CHÚ GIẢI TIN MỪNG
NGÀY 20.12 TUẦN BÁT NHẬT TRƯỚC GIÁNG SINH
TIN MỪNG: Lc 1,26-38
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Is 7,10-14
Lời tiên báo về Samuel.
Toàn thể các Nhà chú giải đều đồng ý đặt lời tiên báo này vào bối cảnh lịch sử sau đây: Vua Achoz bị bao vây bởi sự liên minh của các vua Damas và Samari đã hoàn toàn ra điên dại và "tính sát tế của cả con mình. Isaia đến gặp ông và bảo ông đừng sợ? Nếu ông tin tưởng Chúa thì Chúa hứa bảo đảm cả triều đại ông. Cảnh Chúa định can thiệp: Một con trẻ được loan báo, người thừa tự mới của ngôi David. Đứa con Chúa hứa này sẽ là Ezêkia vị vua đạo đức sẽ cai trị Giêrusalem.
Nhưng đằng sau bối cảnh lịch sử cụ thể này nổi bật Đấng Thiên Sai. Sự long trọng của lời sấm... tên gọi của trẻ, Thiên Chúa ở cùng chúng ta... tên gọi Mẹ người trinh nữ sự kiện đây là dấu chỉ của Thiên Chúa. Tất cả những điều đó, hướng các nhà Thần học về một sự giải thích có tính chất Thiên Sai. Như thường lệ, trong các trường hợp tương tự, chính khi một biến cố xảy ra, khi lời tiên báo được thực hiện, mà nó được sáng tỏ hơn.
Bên trong lịch sử diễn tả kế hoạch của Thiên Chúa. Tôi có xác tín rằng Thiên Chúa là của hôm nay đang thực hiện điều gì đó theo ý định Người, qua các con cái của tôi, nếu tôi đã lập gia đình, qua các quyết định dấn thân của tôi, các biến cố xảy đến với tôi không?
Chúa đã sai ngôn sứ Isaia nói với vua Achaz rằng:
Hãy xin Thiên Chúa, Chúa ngươi, một dấu chỉ ở dưới lòng đất hay ở trên trời cao”.
Giữa các ưu tư của vua, của người bị các địch thù tấn công, có Chúa ở đó.
Lịch sử không chỉ là phàm tục. Nó là nơi 'Thiên Chúa ra dấu. Chúa Giêsu đã trách người Do Thái thời Người không nhận biết các dấu chỉ Thiên Chúa ban cho họ. Trong đời tôi, Chúa cũng ban các dấu chỉ cho tôi. Chúng không rõ ràng lạ lùng. Phải biết đọc ra và giải thích chúng.
Nhưng rua Achaz thưa: “Tôi sẽ không xin, vì tôi không dám thử Thiên Chúa".
ông ta tỏ ra ngay thẳng khi dùng luận chứng bề ngoài có vẻ? vì kính sợ Chúa. Nhưng thực ra ông cứng lòng. Ông không muốn dấu chỉ, vì ông đã không quyết theo sự chỉ dạy của Chúa. ông thích theo ý mình và tự quyết đường lối chính trị của mình. Chính đây là điều vị ngôn sứ sắp quở trách ông.
Vậy hãy nghe, hỡi nhà Đavid: "Làm phiền lòng người ta chưa đủ ư, mà còn muốn làm phiền lòng Thiên Chúa nữa ?"
Các vua không danh tiếng, họ làm phiền lòng người ta "áp bức” bần dân trong nước. Và đó là sự sai lầm chính trị trầm trọng đối với một ông vua, nay lại thiếu đức tin.
Thiên Chúa "mệt' vì những ông vua không tin Chúa mà
chỉ cậy vào quân lực và liên minh -nhân loại.
Lạy Chúa, chúng con cũng thường làm phiền Chúa!
Vì thế chính Chúa sẽ cho ngươi một dấu chỉ này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel (nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta).
Từ trinh nữ trong tiếng Do Thái là "Alma " luôn chỉ những thiếu nữ trẻ chưa cưới hỏi': Đây là dấu hiệu rõ rệt về một cuộc sinh ra lạ lùng. Bản văn luôn được áp dụng về Đức Maria cách đặc biệt. Isaia chắc chắn đã thấy Đấng Thiên Sai phái đến như một người đặc biệt tràn đầy Thánh thần Chúa : Thiên Chúa ở cùng chúng ta?
Bài đọc II: Lc 1,26-38
Trình thuật về việc “loan báo" Chúa Giêsu, song đối với trình thuật hôm qua, loan báo việc sinh hạ Gioan Tẩy Giả. Trình thuật này chứa đầy những sự kiện Kinh thánh
can hồi tương, mà chúng ta không thể ghi chú lời tất cả,
nhưng có thể tìm thấy trong các “chú thích" thuộc các bản dịch Kinh thánh mới đây. Đồng thời, cần để ý đến tính cụ thể của các chi tiết và chiêm ngắm mầu nhiệm đức tin được ẩn chứa trong đó.
Nadarét, xứ Galilêa...
Làng thôn kém giá, không được biết đến trong Cựu ước Galilêa, xứ bị khinh bỉ vì lẫn lộn người Do Thái với dân ngoại. Sự giản dị của mái nhà Maria tương phản với vẻ sang trọng của cuộc báo tin cho Giacaria, trong cảnh thiêng thánh của Đền thờ, tại Giêrusalem, thủ đô.
công cuộc nhập thể của Thiên Chúa được phác vẽ cách khiêm hạ: người đã tự hủy bỏ mình, để mang thân phận tôi đòi” như thánh Phaolô diễn tả sau này:
Một trinh nữ đã đính hôn, tên là Maria..
Tôi tưởng nhớ lại tên Maria này; được các bạn bè và những người lân cận xưng hô lại Nadarét. Đó là một thôn nữ rất giản đớn không có gì trội vượt hơn các thiếu nữ đồng trang lứa.
Đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít...
Mọi bản văn đều nhấn mạnh nhiều đến chi tộc Đavít của Giuse. Do đó, chàng hôn phu của Maria thuộc dòng dõi vương giả., nhưng đã mất quyền lợi. Đó là một thủ công, một thợ mộc... không phút cao vọng leo trở lại ngai vàng. Tuy nhiên, nhờ ông, mà lời hứa với Đavít sẽ được thực hiện.
Vui lên, người được Thiên Chúa ưu đãi, Chúa ở cùng cô
Dựa theo bản văn Hy Lạp, đó là cách dịch chính xác lời chào của thiên thần mà mọi Kitô hữu đều biết:
Kính mừng Maria - vui lên, đầy ơn phúc người được Thiên Chúa ưu đãi. Đức Chúa trời ở cùng bà Chúa ở cùng cô...
Đó là “lời chào" của Thiên Chúa đối với thiếu nữ. Người chào cô ta với vẻ tôn kính và yêu mến biết bao? Tôi ghi nhận công thức phụng vụ mà ta thoáng nghe trong Thánh lễ: Chúa ở cùng anh chị em... Emmanuel... "Thiên Chúa ở cùng chúng tôi”. Tôi có tin tưởng sâu xa vào lời chào chúc trên?
Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.
Những ơn gọi đặc biệt không khi nào được chấp nhận cách đơn thuần. Thiên Chúa xuất hiện trước, như một yếu tố để gây bối rối sửng sốt.
Bà sẽ đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là "Con Đấng Tối Cao", Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ Phụ người.
Đó là lời tiên tri nổi tiếng của Nathan nói với Đa vít (1Sm 7,11) mà chúng ta đã đọc trong Bài đọc thứ I cùng
ngày. Đó sẽ không phải là một cuộc hiển trị. Người sẽ ngự trị trên những tâm hồn hoàn toàn đồng ý yêu mến Người.
Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam.
Trong tiếng Hy Lạp, có một kiểu nói rất quen biết?
Tôi không biết đến người nam. Điều đó muốn nói lên rằng, Maria đã không có những tương quan vợ chồng. Đây không phải là bản văn duy nhất quả quyết mầu nhiệm này. Maria đã tự ý chọn lựa sống phận trinh nữ. Do đó, lời chất vẩn trên giúp ta tiến sâu vào tư tưởng vã tâm hồn Maria. CÔ đã hiến mình cho Thiên Chúa trong một thứ tình yêu huyền nhiệm, tuyệt đối, độc chiếm.
Chúa Thánh thần sẽ đến với Bà. Đấng Bà sinh ra sẽ là Đấng thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Vì không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được.
Đó là một xác quyết và mầu nhiệm nhân vị của Chúa Giêsu: Ngài là Thiên Chúa.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Truyền tin cho Đức Ma-ri-a
26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một tring nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào chư vậy có ý nghĩa gì.
30 Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. 31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. 32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. 33 Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận”.
34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”.
35 Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, người con sinh ra sẽ là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”.
38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Các câu chuyện truyền tin thường có các chi tiết giống nhau như sau:
- Một nhân vật siêu phàm hiện hình.
- Người ta xao xuyến sợ hãi.
- Sứ thần báo tin.
- Người được ơn lạ thắc mắc.
- Lời hứa của Thiên Chúa.
- Dấu lạ làm chứng lời đã loan báo.
Nhưng trong câu chuyện truyền tin này có chi tiết đặc biệt :
+ Thiên sứ đến với trinh nữ Ma-ri-a cách đột ngột. Da-ca-ri-a phải lên đền thờ mới gặp Thiên Chúa, còn ở đây chính sứ giả của Người lại thân chinh đến nhà của Ma-ri-a.
Nhập thể là Thiên Chúa lăn xả mình vào trong thân phận con người, ở nhà của họ, sống với họ, đối thoại với họ. Thiên Chúa thân hành đi tìm những tâm hồn ở hang cùng ngõ hẻm xa thánh đô Giê-ru-sa-lem. Cũng vậy, ơn Chúa ban cho mọi người ở mọi nơi và mọi lúc chứ không dành riêng cho ai, và không hạn hẹp nơi nào hoặc lúc nào.
2. Thánh sử Lu-ca kể câu chuyện sứ thần truyền tin cho Ma-ri-a tiếp ngay sau câu chuyện truyền tin cho Da-ca-ri-a, để đối chiếu hai nhân vật Gio-an và Giê-su : Lu-ca muốn làm nổi bật vai trò và con người của Đức Giê-su qua hình ảnh của Gio-an Tẩy Giả. Câu chuyện truyền tin cho Da-ca-ri-a được coi như là một chén rượu khai vị, một lời loan báo để dọn lòng trí chúng ta đón nhận câu chuyện truyền tin cho Đức Ma-ri-a sẽ thụ thai và sinh hạ Đức Giê-su.
Điều này gợi lên cho chúng ta rằng: muốn nhận ra những thực tại siêu nhiên, những gì thuộc về Thiên Chúa, chúng ta cần dựa vào những thực tại tự nhiên mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta. Vì thế chúng ta có thể dùng đời sống tự nhiên : ăn ngay ở lành, sống bác ái… để dọn lòng giúp người ta đón nhận Chúa đến.
3. Nếu việc Gio-an sinh ra bởi cha mẹ son sẻ đã là một việc lạ lùng thì voệc Đức Giêsu sinh ra bởi mẹ đồng trinh còn lạ lùng biết bao ! Và đó mới là việc bởi quyền năng của Thiên Chúa khiến cho chúng ta phải có lòng kính phục.
4. Thái độ nghi ngờ của Da-ca-ri-a trước lời truyền tin của sứ thần làm nổi bật đức tin của Ma-ri-a trước một việc lạ lùng và khó tin gấp bội.
5. Sự tương phản giữa khung cảnh truyền tin cho Đức Da-ca-ri-a nơi đền thờ với khung cảnh truyền tin cho Ma-ri-a nơi căn nhà nghèo hèn ở thôn quê, đã làm nổi bật lên chương trình của Thiên Chúa: những công việc lớn lao của Thiên Chúa thường được thực hiện trong âm thầm và công việc càng lớn lao bao nhiêu thì Thiên Chúa lại càng cần tới cái hư vô, cái bất lực của tạo vật của Người bấy nhiêu
6. Suy niệm trong câu chuyện truyền tin cho Đức Ma-ri-a trong tâm tình Mùa Vọng, giúp chúng ta cảm nghiệm Thiên Chúa gần gũi chúng ta và nhờ vậy, chúng ta tích cực và thiện chuẩn bị đón nhận Chúa đến.